Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Giải đáp về HPV và quan hệ tình dục

HPV là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư cổ tử cung. Căn bệnh ung thư mà hầu hết phụ nữ nghe đến đầu rùng mình sợ hãi. Bởi đây là căn bệnh có tỉ lệ phụ nữ mắc khá cao.

HPV thường lây qua con đường tình dục. Chính vì thế để ngăn ngừa việc nhiễm HPV cần quan hệ tình dục an toàn. Tuân thủ nguyên tắc 1 bạn tình an toàn.Tình dục an toàn hạn chế nguy cơ nhiễm HPV chứ không phải là sẽ không bị nhiễm HPV. Vì nhiều người đi xét nghiệm dương tính HPV quay ra nghi ngờ chồng không chung thuỷ như vậy không đúng. Do trong quá trình tư vấn chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp chị em thắc mắc điều này. Chính vì thế chị em nên lưu ý nhé.


Bênh cạnh đó nên tiêm phòng HPV cho em gái trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi . Tốt nhất tiêm phòng khi chưa quan hệ tình dục để có hiệu quả tốt nhất.

Ngay cả trong trường hợp đã tiêm vắc xin phòng ngừa HPV, phụ nữ vẫn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Lý do bởi thuốc thuốc chủng ngừa không phòng ngừa được tất cả các tuýp HPV trong khi hai tuýp 16, 18 chỉ là nguyên nhân gây nên 70% ca ung thư và hiệu quả này chỉ kéo dài 4-5 năm trong điều kiện tiêm đủ 3 mũi theo phác đồ. Thuốc không điều trị khỏi khi đã bị nhiễm hoặc đang bị bệnh do siêu vi HPV hiện tại (như mụn cóc sinh dục), cũng không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Điều này cũng có nghĩa là dù đã tiêm vắcxin, phụ nữ vẫn phải được tầm soát ung thư bởi xét nghiệm phát hiện (xét nghiệm Papmears) định kỳ.


Chủ động tậm soát ung thư - Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo đây là các tốt nhất giảm nguy cơ tử vong nếu không may đang ủ mầm bệnh ung thư.


Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Nách sưng nổi hạch có phải ung thư không

Ung thư vú căn bệnh giết chết nhiều phụ nữ trên thế giới và Việt Nam không ngoại lệ. Tuy nhiên ở các nước phát triển  người chết vì ung thư vú có tỉ lệ nhỏ do các quốc gia đã sớm có chương trình tầm soát ung thư vú cho phụ nữ từ 40 trở lên.

Ung thư vú có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính vì thế  các chuyên gia khuyến cáo không nên để có dấu hiệu ung thư vú mới đi khám.

Quay trở lại câu hỏi: Nách sưng nổi hạch có phải ung thư vú không?

Bạn không nói rõ ngoài triệu chứng sưng đau nách, bạn có gặp vấn đề bất thường gì về sức khỏe không nên chúng tôi chưa thể đưa ra lời khuyên cụ thể. Bên cạnh nhiễm trùng, sưng đau hạch nách có thể do nhiều nguyên nhân như:


  • Bệnh bạch cầu đơn nhân: các triệu chứng bao gồm: đau họng và mệt mỏi nhiều, chóng mặt, lách to và sưng hạch ở cổ, sưng hạch nách.
  • Bệnh bạch cầu: các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm hạch ở cổ, nách sưng, đau và sốt hoặc đổ mồ hôi đêm. Ngoài ra, thường xuyên bị nhiễm trùng, mệt mỏi, dễ bị bầm tím, sưng hoặc khó chịu ở bụng, sút cân, đau xương hoặc khớp cũng là các dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu.
  • Ung thư vú: nổi hạch ở nách cũng là một triệu chứng phổ biến của ung thư vú, khi các tế bào ung thư đã lây lan từ vú sang các hạch bạch huyết ở nách, sẽ làm cho các hạch bạch huyết này sưng lên.
  • U lympho Hodgkin: sưng đau hạch ở cổ, nách hoặc bẹn không rõ nguyên nhân là triệu chứng điển hình. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, sốt và ớn lạnh xuất hiện và biến mất, ngứa khắp cơ thể không rõ nguyên nhân, chán ăn, đồ mồ hôi đêm và sụt cân.
  • U lympho không Hodgkin: sưng hạch ở cổ, nách hoặc bẹn, ho, khó thở, đau bụng hoặc sưng, đau đầu, rối loạn tập trung… là các triệu chứng của u lympho không Hodgkin.
Khi có dấu hiệu như trên mọi người không nên chủ quan hay tự mình đi tìm hiểu thông tin trên mạng để áp dụng cho mình mà ngay lập tứ đi khám ở các cơ sở y tế tin cậy, đủ điều kiện thiết bị chuyên môn chẩn đoán ung thư.

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Ung thư vú giai đoạn mấy thì có thể mổ được

Ung thư vú là căn bệnh ung thư có tiên lượng tốt hơn các loại bệnh ung thư khác nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Thông thường căn bệnh có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật. Vậy ung thư vú ở giai đoạn mấy có thể còn cơ hội phẫu thuật.

Khi bị chẩn đoán ung thư vú bất cứ ai cũng hoang mang cực độ. Tuy nhiên ung thư vú giai đoạn sớm phẫu thuật kết hợp thêm hoá trị có thể khỏi bệnh hoàn toàn.



Giai đoạn 0: Người bệnh có thể chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u/ hoặc cắt bỏ tuyến vú.
Giai đoạn 1: Phẫu thuật cắt bỏ khối u/ cắt bỏ tuyến vú, sau đó hóa trị hoặc xạ trị để giảm nguy cơ ung thư tái phát
Giai đoạn 2: Nếu khối u lớn, người bệnh có thể cần hóa trị, xạ trị, điều trị nhắm mục tiêu, liệu pháp hormone trước nhằm mục đích thu nhỏ khối u để đủ điều kiện phẫu thuật cắt bỏ khối u (bảo toàn vú). Hoặc, phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, sau đó điều trị bổ trợ để giảm tỷ lệ tái phát.
Đối với giai đoạn IV, mặc dù một số ít trường hợp có thể phẫu thuật, nhưng do tế bào ung thư đã lây lan xa như gan, phổi, xương, vv… do vậy phương pháp điều trị chính vẫn là điều trị toàn thân (hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone, nhắm mục tiêu, vv…).

Khi bị ung thư đầu tiên người bệnh và gia đình cần phải bình tĩnh. Chờ kết luận chính xác về bệnh, nghe theo lời khuyên điều trị từ bác sĩ.

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Chỉ số CA15-3 cao có phải là ung thư vú không

Thông thường người bị ung thư vú sẽ có chỉ số CA15-3 cao hơn người bình thường. Chính vì thế khi xét nghiệm máu có chỉ số CA15-3 cao thì  người bệnh sẽ vô cùng lo lắng. Câu hỏi đặt ra là khi chỉ số CA15-3 cao có phải bạn đã mắc ung thư vú không

Dưới đây là một số giải đáp của các bác sĩ Khoa ung bướu Bệnh viện Thu Cúc về vấn đề này. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho cá nhân mình



 CA 15-3 là chất chỉ điểm ung thư có giá trị định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư vú. Bình thường nồng độ CA 15-3 là < 30 U/ml. Với các bệnh nhân ung thư vú, CA 15-3 có thể tăng dao động từ 70-80%. Tuy nhiên CA 15-3 tăng không đồng nghĩa là bệnh nhân bị ung thư vú. CA15-3 cũng có thể tăng lên trong một số trường hợp viêm tuyến vú cấp và mạn tính.

CA 15-3 tăng không đồng nghĩa là bệnh nhân bị ung thư vú.
Ngược lại CA 15-3 bình thường cũng không loại trừ khả năng bị ung thư vú vì có tới 20-30% các bệnh nhân ung thư vú nhưng nồng độ CA 15-3 vẫn không cao. Đó là còn chưa kể kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng do bị huyết tán, lipid máu cao, sau khi ăn, huyết thanh chứa nhiều fibrin…
Để chẩn đoán ung thư vú, cần đánh giá CA 15-3 kèm theo việc kiểm tra định lượng CEA, CA 125. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tuyến vú, chụp X quang tuyến vú.

Như vậy khi có chỉ số CA15-3 Cao hơn mức cho phép bạn nên thực hiện chỉ định tiếp theo của bác sĩ để xác định chắc chắn mình có bị ung thư vú hay không. Thực tế thấy rằng không phải ai có chỉ số này cao cũng bị ung thư vú.

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Phát hiện ung thư vú thế nào

Phát hiện ung thư vú sớm như thế nào? Vì ung thư vú tuy có tiên lượng tốt nhưng cũng chỉ có kết quả điều trị tốt khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì thế phát hiện sớm ung thư vú là việc làm được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là các tốt nhất hạn chế tử von do ung thư.

Vậy phát hiện  bệnh ung thư vú  ngoài việc tự khám theo hướng dẫn thì nhất thiết bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa ung bướu để thăm khám đặc biệt với những phụ nữ gia đình có tiền sử ung thư vú như mẹ ruột, dì ruột, chị em gái...

Cách phát hiện sớm ung thư vú:

1. Chụp quang tuyến vú

Phụ nữ nên chụp quang tuyến vú 1-2 năm 1 lần.
Chụp quang tuyến vú là cách hiệu quả nhất để tìm phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm. Chụp quang tuyến vú an toàn vì lượng phóng xạ được sử dụng trong các x quang là rất nhỏ. Chụp nhũ ảnh có thể không thoải mái, do vú cần được siết chặt, nhưng diễn ra rất nhanh chóng.

Bao lâu nên chụp hình nhũ ảnh 1 lần?
Phụ nữ trên 50 tuổi cần chụp nhxu ảnh 1-2 năm 1 lần. Với những người có nguy cơ ung thư vú cao hơn, chẳng hạn như tiền sử gia đình bị ung thư vú, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chụp nhũ ảnh thường xuyên hơn hoặc bắt đầu chụp sớm hơn.
2. Thăm khám vú

Quá trình khám vú sẽ giúp phát hiện bất thường ở ngực.
Tự khám vú tại nhà hoặc thăm khám vú bởi bác sĩ sẽ giúp tìm kiếm những dấu hiệu của ung thư vú chẳng hạn như khối u, sự thay đổi kích thước, hình dạng, biểu hiện của vú. Phụ nữ ở độ tuổi dưới 50 nên khám vú thường xuyên.

Dấu hiệu ung thư vòm họng Giai đoạn đầu ai cũng nên biết

Thài gian gần đây ung thư vòm họng lại một lần nữa dáng đòn tâm lý vào  giới trẻ Hàn Quốc và giới trẻ châu á nói riêng trong đó có Việt nam khi diễn viên nổi tiếng trẻ tuổi cùa Hàn Quốc mắc căn bệnh này.

Ung thư vòm họng xuất hiện ở người trẻ tuổi đặc biệt căn bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Khi có những dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng thì bệnh cũng đã tiến triển ở giai đoạn xa. Vậy không nên chỉ dựa vào dấu hiệu nhận biết để đi khám bệnh, nên chủ động khám tầm soát ung thư ngay khi cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh.



Một số dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn sớm dưới đây có thể xuất hiện không rõ ràng:

Giai đoạn sớm, người bệnh thường có những biểu hiện:
  • Đau đầu âm ỉ
  • Ù một bên tai, ù như tiếng ve kêu.
  • Ngạt mũi một bên lúc nặng lúc nhẹ, đôi khi xì ra máu mũi.
  • Có khối u ở cổ, hoặc một vùng da dày lên ở cổ
  • Đau hoặc tê một bên mặt
  • Nhức đầu thường xuyên
  • Khó há miệng
Giai đoạn muộn, lúc này khối u đã phát triển và xâm lấn ra xung quanh nên bệnh nhân nhức đầu dữ dội, có điểm đau khu trú, ù tai tăng dần, nghe kém, giảm thích lực, có thể điếc; ngạt mũi liên tục, kèm chảy máu mũi, giảm cân bất thường, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, không đáp ứng với điều trị thông thường.



Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Tìm hiểu về tầm soát ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư mà chị em nào cũng từng nghe thấy và đọc thấy. Đây là loại ung thư có tỉ lệ phụ nữ mắc rất cao.

Ung thư vú có tiên lượng rất tốt đối với các giai đoạn sớm, vì thế việc phát hiện sớm ung thư là then chốt quyết định việc điều trị ung thư vú nói riêng và ung thư nói chung có thành công hay không. Tầm soát phát hiện sớm ung thư vú là việc làm các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo phụ nữ nên làm thường xuyên định kỳ đặc biệt nhóm phụ nữ có nguy cơ cao.

Vậy cùng tìm hiểu về qui trình tầm soát ung thư :

Khám vú



Phụ nữ trong độ tuổi 20 nên tự khám vú tại nhà mỗi tháng 1 lần, vào thời điểm sau khi hết kinh.
Bắt đầu từ độ tuổi 20, phụ nữ nên tự khám vú ở nhà để phát hiện khối u, hoặc những thay đổi khác ở vú. Phụ nữ có thể tự khám vú ở nhà, hoặc đến cơ sở y tế.
Xem hướng dẫn Các bước khám vú tại nhà.
Chiếu chụp quang tuyến vú
Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần chụp quang tuyến vú hàng năm.
Chụp quang tuyến vú giúp tạo ra hình ảnh bên trong vú, nhằm phát hiện những bất thường ở vú, có thể quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường hoặc cảm thấy. Theo thống kê, chụp x-quang tuyến vú giúp phát hiện 80-90% những người có bệnh, nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào.
Theo các bác sĩ, phụ nữ 40 tuổi trở lên nên chụp quang tuyến vú mỗi năm 1 lần. Những người có nguy cơ cao bị ung thư vú, có thể cần phải được kiểm tra sớm hơn và thường xuyên hơn so với phụ nữ khác.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI có thể giúp phát hiện khối u vú ở giai đoạn rất sớm.
Chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh có chất lượng cao và độ phân giải tốt, giúp bác sỹ đánh giá chi tiết các tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác, trong nhiều trưởng hợp là tốt hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, X quang và chụp cắt lớp CT.
Chụp MRI là thường được áp dụng cho những phụ nữ có mô vú dày đặc hoặc những người có nguy cơ rất cao mắc ung thư vú vì chụp MRI có thể phát hiện các khối u rất sớm.