Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

U nang ở vú liệu có biến chứng thành ung thư hay không

u nang tuyến vú là loại rất thường gặp ở chị em. Là loại u lành tính gây ra hiện tượng đau nhức khó chịu.

U nang ở vú tuy lành tính nhưng cũng khiến người ta lo ngại vì tỉ lệ người mắc ung thư vú ngày một cao. Câu hỏi đặt ra là u nang tuyến vú liệu có biến chứng thành ung thư vú hay không.
Hãy cùng tìm câu trả lời qua một số thông tin tư vấn từ khoa ung bướu Bệnh viện Quốc Tế Thu Cúc

Nang vú là túi chứa dịch, gây ra khi mô tuyến và mô đệm phát triển quá mức gây tắc nghẽn ống tuyến sữa, làm ống tuyến giãn ra, tạo thành nang. Có thể có 1 hay nhiều nang trong vú. Thường gặp ở lứa tuổi còn hành kinh từ 30-40 tuổi, thường biến mất sau khi mãn kinh trừ trường hợp có dùng nội tiết tố thay thế.  Đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân nang vú, có thể do tăng estrogen.


Nang vú là túi chứa dịch, gây ra khi mô tuyến và mô đệm phát triển quá mức gây tắc nghẽn ống tuyến sữa, làm ống tuyến giãn ra, tạo thành nang.
Triệu chứng nang vú bao gồm: khối mềm tròn hay bầu dục, di động tốt; đau hay căng ở vùng vú có nang; tăng kích thước khi gần đến ngày hành kinh; giảm kích thước sau giai đoạn hành kinh; không cần điều trị nang vú trừ trường hợp nang lớn hay, hay kèm theo các dấu hiệu khó chịu khác.
“U nang ở vú liệu có biến chứng thành ung thư” là thắc mắc của nhiều người. Nang vú có thể gây đau,  khiến chị em cảm thấy lo lắng nhưng thường là lành tính và hiếm khi phát triển thành ung thư.
Tốt hết, bạn nên mang đầy đủ các kết quả thăm khám trước đây đến Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc. Các bác sĩ sẽ xem xét và đánh giá tình trạng bệnh của bạn. Để chẩn đoán nang vú, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám lâm sàng tuyến vú, siêu âm, xét nghiệm tế bào. Siêu âm cũng có thể giúp phát hiện phần đặc trong nang, một dấu hiệu nghi ngờ ác tính. Nhũ ảnh thường ít áp dụng, ngoại trừ vài tình huống đặc biệt.

Bác sĩ Kho – chuyên gia điều trị ung thư hàng đầu đến từ Singapore đang thăm khám cho một bệnh nhân ung thư vú.
Có thể hút dịch để chẩn đoán, vừa điều trị. Các phương pháp khác bao gồm: phẫu thuật (áp dụng trong một số trường hợp như nang vú tái phát nhiều lần hay nang chứa dịch như máu), mặc áo ngực có tác dụng nâng đỡ tốt, tránh cà phê, không ăn mặn…

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Ngứa vú liên tục có phải là ung thư vú không

Bệnh ung thư vú từ lâu đã khiến chị em lo âu vì tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh này rất cao trên toàn thế giới. Vì thế nên có bất thường ở vú khiến chị em lo sợ ung thư, một trong nhưng bất thường đó là ngứa ở vú liên tục.

Tìm hiểu dấu hiệu ung thư vú sớm đang là cách mà nhiều chị em coi là cẩm nang để hạn chế nguy hại của căn bệnh ung thư này. Tuy nhiên, cách chị em đang áp dụng chưa đủ, và hoàn toàn sai với bệnh ung thư. Ung thư khi có triệu chứng nhiều bệnh đã ở giai đoạn muộn vì thế cách tốt nhất phát hiện sớm ung thư vú là đi khám tầm soát ung thư ngay khi cơ thể không có dấu hiệu bất thường nào. Và đương nhiên khi có dấu hiệu bất thường thì chị em nên đi khám tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Trả lời câu hỏi chị em quan tâm: ung thư vú có phải là ung thư vú hay không?

“Ngứa vú liên tục có phải ung thư vú không” là thắc mắc của rất nhiều người. Trước hết bạn không nên quá lo lắng. Ngứa vú có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
  • Viêm da cơ địa (eczema): Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa “nhũ hoa”. Người bệnh thấy ngứa, xuất hiện những vết giộp nhỏ trên da có dịch tiết hoặc vảy cứng. Gãi nhiều khiến da dễ bị nhiễm khuẩn hoặc hình thành các vùng da bị dày cộm lên do viêm mạn tính và tấy rát.

Có nhiều nguyên nhân khiến vú ngứa liên tục như các bệnh viêm nhiễm vú, ung thư vú.
  • Viêm da do tiếp xúc: Bệnh gây ra do tiếp xúc với một số loại thực vật gây kích thích, đồ trang sức bằng ni-ken, cao su hoặc nhựa mủ, các hóa chất tẩy rửa chứa hương liệu tổng hợp từ các chất hóa học.
  • Viêm da tiết bã: Bệnh thường xảy ra tại vùng ngực trên, lưng, da đầu và mặt, những nơi sản sinh nhiều chất nhờn hơn. Nói chung, vùng da dễ bị viêm tiết bã thường tập trung nhiều dầu nhất.
  • Nấm Candida: Phần lớn các ca nhiễm nấm âm đạo đều do loại nấm men này. Tuy nhiên, đây là tác nhân ít khi gây ngứa “nhũ hoa”, ngoại trừ trong thời gian cho con bú.
  • Viêm da thần kinh: Bệnh thường bắt đầu với hiện tượng rát nhẹ như khi mắc eczema, viêm da cơ địa, nhiễm nấm men hoặc cọ xát với quần áo.
  • Bệnh Paget: Bệnh Paget là một dạng hiếm của ung thư vú, có thể xảy ra ở cả vùng núm và quầng vú (vùng sẫm màu bao quanh núm vú). Cảm giác ngứa và nóng ran ở núm và quầng vú là triệu chứng đầu tiên thường thấy ở bệnh. Nó thường kéo theo sự xuất hiện của lớp vảy cứng.





Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Gia đình có tiền sử ung thư vú cần phải làm gì

Bệnh ung thư vú có tính chất di truyền và tỉ lệ di truyền cao hơn các bệnh ung thư khác đặc biệt từ mẹ sang con gái, chị em gái cháu gái trong nhà. Vậy khi gia đình có tiền sử ung thư vú cần phải làm gì để ngăn chặn ung thư vú ?



  • Có một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, tránh xa thuốc lá và hạn chế uống rượu.
  • Xét nghiệm gene BRCA để xem có gen đột biến hay không. Những người có gen BRCA đột biến có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường. Nếu có, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi đặc biệt hơn, tầm soát ung thư thường xuyên hơn những người khác để phát hiện bệnh sớm nhất nếu có.
  • Tầm soát ung thư vú và buồng trứng định kỳ: Theo các chuyên gia, người có tiền sử gia đình mắc ung thư thì nên tầm soát sớm hơn 10 năm so với độ tuổi người thân mắc bệnh.
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường: xuất hiện u bướu ở vú ngực, chảy máu, chảy dịch đầu vú, thay đổi màu sắc da vùng vú ngực, nổi hạch cổ, nách, bẹn,… nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám để tìm ra nguyên nhân, loại trừ nguy cơ ung thư vú.
Khi tiển sử gia đình có người mắc bệnh thì việc tầm soát ung thư sớm luôn là việc làm cần được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra có thể tham khảo ý kiến bác sĩ xét nghiệm đột biến gel ung thư vú khi xác định nguy cơ cao có thể phẫu thuật cắt bỏ để phòng ngừa bệnh.


Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Nổi hạch nách có phải ung thư vú hay không

Ung thư vú căn bệnh luôn khiến chị em lo lắng trong lòng vì tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh quá cao trên toàn cầu. Ngay tại Việt Nam con số phụ nữ phát hiện ung thư vú  tăng cao và tỉ lệ người tử vong vì ung thư vú cũng rất lớn.

Ung thư vú thường di căn đến hệ thống hạch bạch huyết. Đặc biệt hạch dưới nách là nơi gần nhất ung thư vú thường sẽ di căn tới. Vì thế nên khi xuất hiện hạch ở nách tâm lý chung của chị em đều vô cùng lo lắng, lo đến nỗi sợ không dám đi khám ung thư vú  vì nhỡ phát hiện ung thư sẽ không có sức chịu đựng.



Tuy nhiên tâm lý sợ không đi khám sẽ ảnh hưởng nặng nề tới bạn:

- Thứ nhất nếu không may mắc bệnh đi khám sớm điều trị  ung thư vú sớm  vẫn có cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn.

- Thứ 2:  hạch dưới nách nhiều người gặp nhưng tỉ lệ do ung thư vú thì nhất định và chiếm số nhỏ trong số người bị hạch, hạch nổi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Không đi khám dù là hạch lành tính cũng khiến ảnh hưởng tâm lý nặng nề sao nhãng công việc và sao nhãng chăm sóc gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.

Hạch do ung thư vú nhận biết thế nào:

 hạch bị sưng do ung thư thường cứng và cố định (không tự do di chuyển), không đau đớn, và có thể bị dính chặt vào da. Các hạch này cũng có thể tăng kích thước theo thời gian.

Như vậy khi  thấy có hạch ở nách chị em đừng quá lo lắng hãy đi khám ngay để các bác sĩ chuyên khoa giúp bạn chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu đúng là ung thư vú điều trị sớm tích cực ở các giai đoạn sớm cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn rất cao.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Ung thư vú di truyền như thế nào?

Chắc hẳn, phụ nữ ai cũng từng nghe tới cảnh báo ung thư vú. Đặc biệt khi truyền thông ngày nay tốt và y học phát triển hiện đại hơn. Điều này giúp cho người phụ nữ tiếp cận dễ dàng cũng nhưng có kiến thức tốt hơn về căn bệnh ung thư vú này.
Một trong những vấn đề nhiều người quan tâm đó là ung thư vú có di truyền hay không và nếu có thì di truyền thế nào?



Về cơ bản, yếu tố tiền sử gia đình chính là yếu tố nguy cơ cao nhất gây bệnh ung thư vú. Đặc biệt, nếu trong gia đình có từ 2 người mắc ung thư vú trở lên ở lứa tuổi trẻ. Những phụ nữ bị đột biến gen BRCA-I có nguy cơ cao bị ung thư vú và thường bị bệnh khi còn trẻ.  hững gen này có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ. Diễn viên lừng danh Angelina Jolie của Hollywood có mẹ và dì ruột mang gen này. Mẹ của cô đã chết do ung thư buồng trứng khi mới hơn 50 tuổi (2007). Dì của cô cũng vừa qua đời ở tuổi 61 (6/2013) vì căn bệnh ung thư vú, do đó cô được khuyên cắt bỏ ngực để tránh nguy cơ ung thư. Người ta còn tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen ức chế u BRCA-1 và BRCA-2 nằm trên nhiễm sắc thể 17 và 13 với ung thư vú, ung thư buồng trứng, và một số loại ung thư khác.

Qua câu chuyện của diễn viên Angelina Jolie có thể thấy ung thư vú có tính chất di truyền từ mẹ sang con gái, chị em ruột chong một nhà dễ mang gen ung thư như nhau. Vì thế, việc khám và sàng lọc thường xuyên là cần thiết để phát hiện sớm. Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú có thể là tự khám vú hàng tháng, khám bác sỹ định kỳ kể từ tuổi 30 trở đi, và chụp X-Quang tuyến vú. Với những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư cần đặt vấn đề khám định kỳ tầm soát bệnh lên hàng đầu. Ngoài ra cũng có thể đầu tư xét nghiệm tế bào 

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Núm vú tự nhiên đổi mầu có phải ung thư không

Ung thư vú từ lâu đã khiến cho cả thế giới phụ nữ lo lắng. Bất cứ những thay đổi nào ở vú họ cũng nghĩ ngay tới ung thư vú. Sự lo lắng này có cơ sở bởi lẽ ung thư vú có tỉ lệ phụ nữ mắc rất cao trên toàn cầu.

Nhận biết dấu hiệu ung thư vú là quan điểm phòng chánh những tác hại của ung thư vú chưa chuẩn xác vì ung thư vú giai đoạn sớm cũng ít có triệu chứng. Để hạn chế tối đa tác hại biến chứng của ung thư vú chúng ta nên chủ động tầm soát ung thư vú sớm. Ngoài ra khi có dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay không ở nhà tìm hiểu nguyên nhân.

Một trong những dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư vú là : đau + da núm vú đổi mầu

Đau và da núm vú đổi mầu cũng có nhiều nguyên nhân gây ra:

Tuy nhiên, da gần núm vú tự nhiên đổi màu kèm theo việc đau tức và ngứa ở ngực có thể do nhiều nguyên nhân như:
  • Áo ngực: Một chiếc áo ngực quá chật hay mặc quá lâu (nhiều hơn 2 ngày) có thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề như ngứa và phồng rộp nhũ hoa. Bên cạnh đó, các chất liệu như cao su, mủ nhựa, trang sức có chứa niken cũng là một trong những tác nhân hàng đầu cho tình trạng ngứa ở da ngực.
  • Viêm da cơ địa: Chứng viêm da cơ địa (Eczema) sẽ khiến nhũ nhoa bị ngứa thường xuyên. Nếu không phát hiện sớm, bạn sẽ bị phát ban, nhiễm khuẩn trên da, vú tiết dịch, ngứa rát, chảy máu… Đối với người có người thân từng mắc các bệnh như viêm mũi hay hen suyễn thì tỉ lệ mắc Eczema cao hơn người bình thường. Nguyên nhân gây bệnh thường là do da khô, ngâm trong nước quá lâu, căng thẳng hoặc dị ứng với các hóa chất tẩy rửa (mỹ phẩm, sữa tắm…).

Chứng viêm da cơ địa sẽ khiến nhũ nhoa bị ngứa thường xuyên. Nếu không phát hiện sớm, bạn sẽ bị phát ban, nhiễm khuẩn trên da, vú tiết dịch, ngứa rát, chảy máu.
Nguy hiểm hơn, đau, tức, da gần núm vú tự nhiên đổi màu có thể cảnh báo ung thư vú. Các triệu chứng ung thư vú ở giai đoạn tế bào ung thư phát triển bao gồm: đau tức ngực ngay cả khi không phải ngày hành kinh, ngực căng cứng và to bất thường ngay cả lúc bình thường, núm vú tụt vào trong, vùng da quanh đầu núm vú thay đổi màu sắc và nhăn nheo, xuất hiện nhiều hạt li ti trên quầng vú, viêm da quanh ngực (chảy nước, sần vỏ cam, vẩy nến, …), sờ ngực thấy có nhiều cục u dạng sỏi ở bên trong, có hạch to dưới nách…

Cho dù bạn có bị chẩn đoán ung thư vú cũng không nên quá hoang mang. Vì ung thư vú giai đoạn sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Đặc biệt chị em đừng bi quan mà từ chối điều trị như thế dễ dẫn đến bản thân bị chết oan.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Bị ung thư vú không đi điều trị vì nghĩ sẽ chết

Trong quá trình tư vấn trực tuyến hỗ trợ bệnh nhân ung thư, chúng tôi nhận được nhiều thông tin : Người nhà em không chịu đi điều trị vì sợ tốn kém mà cũng không khỏi nên ở nhà uống thuốc nam. 
Suy nghĩ của họ một phần đúng vì điều trị ung thư tốn kém nhưng cũng tử vong nhiều do phát hiện ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên với một số loại ung thư suy nghĩ này sẽ cướp đi mạng sống oan uổng của người bệnh. Một trong số đó là ung thư vú.

Bị ung thư vú không đi điều trị là sai lầm lớn của người bệnh bởi tỉ lệ sống của ung thư vú khá cao.Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm bệnh thì cơ hội chữa khỏi bệnh lên tới 92%



Điều trị ung thư vú giai đoạn 1
Nếu được điều trị thích hợp, người bệnh ung thư vú có giai đoạn chữa khỏi bệnh.
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn: Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp cần thiết cho giai đoạn này. Nếu khối u nhỏ, người bệnh có thể chỉ cần cắt bỏ khối u. Trong thủ tục này, các khối u và các mô xung quanh đều bị loại bỏ. Tuy nhiên, một số phụ nữ quyết định giải phẫu cắt bỏ cả vú và sau đó người bệnh có thể tái tạo vú.
Phương pháp điều trị bổ trợ
Liệu pháp hormone. Liệu pháp hormone được thực hiện ở những phụ nữ có khối u phụ thuộc vào hormone estrogen. Những bệnh nhân này sẽ được kê thuốc để ngăn chặn các khối u nhận hormone. Những phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh có thể quyết định phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Bức xạ trị liệu. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thưu còn bỏ sót sau phẫu thuật.
Hóa trị liệu. Nếu người bệnh có một khối u lớn hơn, sau phẫu thuật họ sẽ được hóa trị để tăng cơ hội điều trị thành công.
Để tăng cơ hội phát hiện sớm bệnh cần  tầm soát ung thư vú sớm. Bởi tầm soát ung thư phát hiện sớm bệnh là chìa khoá vàng để quyết định tỉ lệ thành công trong điều trị.