Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Da gần núm vú tự nhiên đổi mầu

Ung thư vú hiện nay đang bùng nổ với tỉ lệ người mắc rất cao.  Đặc biệt ở những nước đang phát triển nhu chúng ta tỉ lệ người tử vong vì ung thư vú vẫn còn khá cao. Nguyên nhân là người bệnh không chủ động đi tầm soát ung thư cũng như không đi khám ngay khi thấy dấu hiệu nhỏ thay đổi cơ thể.

Một trong những dấu hiệu có liên quan đến ung thư vú đó là da gần núm vú đổi mầu . Tuy nhiên hãy cùng tìm hiểu một số lý do khiến da gần núm vú đổi mầu nhé

Tuy nhiên, da gần núm vú tự nhiên đổi màu kèm theo việc đau tức và ngứa ở ngực có thể do nhiều nguyên nhân như:
  • Áo ngực: Một chiếc áo ngực quá chật hay mặc quá lâu (nhiều hơn 2 ngày) có thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề như ngứa và phồng rộp nhũ hoa. Bên cạnh đó, các chất liệu như cao su, mủ nhựa, trang sức có chứa niken cũng là một trong những tác nhân hàng đầu cho tình trạng ngứa ở da ngực.
  • Viêm da cơ địa: Chứng viêm da cơ địa (Eczema) sẽ khiến nhũ nhoa bị ngứa thường xuyên. Nếu không phát hiện sớm, bạn sẽ bị phát ban, nhiễm khuẩn trên da, vú tiết dịch, ngứa rát, chảy máu… Đối với người có người thân từng mắc các bệnh như viêm mũi hay hen suyễn thì tỉ lệ mắc Eczema cao hơn người bình thường. Nguyên nhân gây bệnh thường là do da khô, ngâm trong nước quá lâu, căng thẳng hoặc dị ứng với các hóa chất tẩy rửa (mỹ phẩm, sữa tắm…).

.
Nguy hiểm hơn, đau, tức, da gần núm vú tự nhiên đổi màu có thể cảnh báo ung thư vú. Các triệu chứng ung thư vú ở giai đoạn tế bào ung thư phát triển bao gồm: đau tức ngực ngay cả khi không phải ngày hành kinh, ngực căng cứng và to bất thường ngay cả lúc bình thường, núm vú tụt vào trong, vùng da quanh đầu núm vú thay đổi màu sắc và nhăn nheo, xuất hiện nhiều hạt li ti trên quầng vú, viêm da quanh ngực (chảy nước, sần vỏ cam, vẩy nến, …), sờ ngực thấy có nhiều cục u dạng sỏi ở bên trong, có hạch to dưới nách…

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Tư vấn về điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày căn bệnh thường mang án tử thần. Nói là thường vì có số ít người đi khám để tầm soát ung thư sớm. Người bệnh khi thấy khó chịu đau ốm trong người mới đi khám lúc này ung thư đã tiến triển. Cơ hội điều trị khỏi rất ít ỏi.

Vậy khi bị ung thư dạ dày sẽ điều trị như thế nào? Đó là bối rối của rất nhiều bệnh nhân và người nhà. Sự long lắng hoang mang khiến họ càng khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị  ưng thư dạ dày dù  đã được tư vấn của bác sĩ.

Ung thư dạ dày thường được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu, liệu pháp nhắm mục tiêu, hoặc liệu pháp miễn dịch. Thông thường, người bệnh cần điều trị kết hợp nhiều phương pháp. Việc hóa trị trước phẫu thuật hay phẫu thuật, cũng như phương pháp cụ thể còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn ung thư dạ dày, kích thước của khối u và mức độ xâm lấn, sức khỏe tổng thể của người bệnh, khả năng đáp ứng với điều trị, vv…

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp.
Chính vì thế nên khi quyết định điều trị bác sĩ sẽ phải đánh giá cụ thể theo giai đoạn bệnh cũng như sức khoẻ của bệnh nhân: Thông thường, với những trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn đầu, phẫu thuật sẽ là phương pháp đầu tiên. Nhiều phương pháp cắt dạ dày khác nhau được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh như: cắt dạ dày bán phần kèm theo nạo vét hạch tại chỗ; cắt dạ dày toàn bộ với nạo vét hạch; đôi khi kèm theo cắt lách, cắt đuôi tụy, cắt đoạn đại tràng ngang. Chỉ định cắt dạ dày tùy theo vị trí của khối u, ví dụ u ở môn hang vị sẽ tiến hành cắt bán phần thấp, u ở vị trí trung bình hoặc u thâm nhiễm toàn bộ dạ dày sẽ chỉ định cắt dạ dày toàn bộ. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần hóa trị để tiêu diệt hết các tế bào ung thư có khả năng còn sót lại, nhằm hạn chế khả năng tái phát.

Với những trường hợp khối u lớn hơn, người bệnh có thể cần hóa trị trước để thu nhỏ khối u, sau đó mới phẫu thuật. Xạ trị ít được chỉ định trong điều trị ung thư dạ dày, thường xạ trị với những trường hợp di căn xương.
Hóa trị cũng có thể là phương pháp điều trị chính khi có di căn xa.
Chính vì thế nên khi có người nhà bị chẩn đoán ung thư cần xác định rõ giai đoạn bệnh và  Tới bệnh viện chuyên khoa để các bác sĩ chỉ định điều trị.
khoa ung bướu Bệnh viện Thu cúc.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Ngăn ngừa ung thư vú thế nào khi gia đình có tiền sử bệnh

Có thể nói, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ toàn cầu. Ung thư vú mặc dù có tiên lượng điều trị tốt hơn nhưng tỉ lệ tử vong do bệnh vận rất cao.  Đặc biệt, ung thư vú có tính chất di truyền. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa ung thư vú khi gia đình có tiền sử bệnh.

Về cơ bản, yếu tố tiền sử gia đình chính là yếu tố nguy cơ cao nhất gây bệnh ung thư vú. Không phải là do ung thư vú di truyền, mà gene đột biến gây ung thư vú là BRCA có thể di truyền. Những người có gen đột biến BRCA không chỉ tăng nguy cơ mắc ung thư vú, mà còn tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Đặc biệt, nếu trong gia đình có từ 2 người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng trở lên, và dưới 50 tuổi thì người đó có nguy cơ có gene đột biến cao hơn điều trị ung thư vú.


Để ngăn ngừa ung thư vú cần thực hiện một số việc làm dưới đây:
  • Có một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, tránh xa thuốc lá và hạn chế uống rượu.
  • Xét nghiệm gene BRCA để xem có gen đột biến hay không. Những người có gen BRCA đột biến có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường. 
Nên chủ động khám tầm soát ung thư vú định kỳ và sớm hơn so với người không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú:
  • Tầm soát ung thư vú và buồng trứng định kỳ: Theo các chuyên gia, người có tiền sử gia đình mắc ung thư thì nên tầm soát sớm hơn 10 năm so với độ tuổi người thân mắc bệnh.
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường: xuất hiện u bướu ở vú ngực, chảy máu, chảy dịch đầu vú, thay đổi màu sắc da vùng vú ngực, nổi hạch cổ, nách, bẹn,… nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám để tìm ra nguyên nhân, loại trừ nguy cơ ung thư vú.
Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như. Khi có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Ung thư vú giai đoạn đầu có phẫu thuật bảo tồn vú được không

Ngực là một bộ phận nhạy cảm , gắn liền với sức hút quyến rũ của người phụ nữ. Chính vì thế nên bất cứ người phụ nữ nào cũng luôn muốn làm đẹp vòng một của mình. Đối với người không may mắc ung thư vú phát hiện giai đoạn sớm họ luôn mong muốn bảo toàn được ngực của mình.

Vậy khi bị ung thư vú giai đoạn 1  khi điều trị ung thư vú có phẫu thuật bảo toàn được vú không- ?

Lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hay bảo toàn vú còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, mong muốn của người bệnh, thể trạng người bệnh, tuổi tác…


Hình ảnh về 2 phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú và phẫu thuật bảo toàn vú
Về phương pháp phẫu thuật bảo tồn vú mà bạn đang thắc mắc, phương pháp này dành cho những phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn đầu, khi tế bào ung thư đã không lan rộng ra khỏi vú, hoặc ung thư chỉ lan đến hạch bạch huyết ở vú hoặc nách. Phẫu thuật bảo tồn vú không thể thực hiện được nếu: khối u lớn trong khi kích cỡ vú nhỏ; có nhiều hơn một khối u ở vú, các khối u liên quan đến nhiều trục tọa (khu vực) hoặc các khu vực phức tạp của vú; có tiền sử bệnh mô liên kết liên quan đến da; có bệnh mô liên kết có thể bị tác dụng phụ nghiêm trọng từ xạ trị; đã từng xạ trị liều cao đến lồng ngực hoặc không thể xạ trị.


Phẫu thuật bảo toàn vú có kết quả thẩm mỹ tốt hơn, phụ nữ hài lòng hơn về cơ thể mình, quan hệ vợ chồng ít bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật bảo toàn vú có ưu điểm là: kết quả thẩm mỹ tốt hơn, chị em hài lòng hơn về cơ thể mình, đời sống vợ chồng ít bị ảnh hưởng, phục hồi nhanh hơn, ít biến chứng chẳng hạn như đau sau mổ, vv….Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là: phẫu thuật bảo tồn vú đôi khi không thể loại bỏ được hết tế bào ung thư, nó có thể còn sót lại ở các lề mép phẫu thuật. Chính vì vậy, người bệnh có thể cần xạ trị sau phẫu thuật để tiêu diệt hết tế bào ung thư, và đề phòng nguy cơ tái phát.