Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Những loại Vitamin giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Có nhiều loại vitamin có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư rất tốt. Hãy cùng tham khảo 5 loại Vitamin có tác dụng ngăn ngừa căn bệnh ung thư :
1. Beta Carotene
Hầu hết các loại rau màu cam và màu xanh lá cây đều chứa Beta Carotene
Beta Carotene là tiền chất của vitamin A, được tìm thấy trong hầu hết các loại rau màu cam và màu xanh lá cây như cà rốt, khoai lang, rau bina, cải xoăn và các loại rau xanh khác. Beta Carotene đã được chứng minh có thể bảo vệ phổi chống lại độc tố có liên quan đến ung thư phổi. Một nghiên cứu khác cho thấy người đã từng hút thuốc nếu ăn nhiều rau xanh mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày và ung thư phổi.
2. Vitamin B6
Vitamin B6 rất cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giúp bảo vệ đường hô hấp do ô nhiễm và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư cổ tử cung. Vitamin B-6 được tìm thấy chủ yếu trong cà rốt, táo, thịt nội tạng, chuối, rau lá xanh, và khoai lang.


Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng có tác dụng cả trong phòng và điều trị ung thư. Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen và dẫn truyền thần kinh, đồng thời giúp làm lành vết thương. Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do và có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị một số bệnh như đục thủy tinh thể, bệnh tim mạch và cảm lạnh thông thường. Nồng độ vitamin C cao có thể giúp tạo ra hydrogen peroxide, một chất hóa học có độc tính chọn lọc đối với tế bào ung thư. Những thực phẩm giàu Vitamin C như các loại đậu xanh, dưa đỏ, khoai tây nướng, dâu tây, ớt đỏ và các loại rau có màu xanh lá cây và trái cây. Vitamin C cũng có sẵn trong viên nang hoặc viên nén.
4. Acid Folic


Trong các nghiên cứu, axit folic, còn gọi là folate hoặc vitamin B9, giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư cổ tử cung và là cần thiết cho sự hình thành hợp chất liệu di truyền của cơ thể – DNA và RNA. Nó được tìm thấy trong củ cải, bắp cải, rau lá xanh đậm, trứng, trái cây họ cam quýt, và trong hầu hết các loại cá .
5. Vitamin E
Ngoài việc bảo vệ chống lại ung thư ruột, Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, làm giảm các thiệt hại gây ra bởi ozone và chất ô nhiễm vào các tế bào. Nó được tìm thấy trong trứng, mầm lúa mì, gan, dầu thực vật chưa tinh chế, và các loại rau màu xanh đậm.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Chi phí để khám bệnh ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh ung thư tử thần. Nó khiến cho người bệnh tử vong rất cao ở Việt Nam. Có thể nói rằng, Ở Việt nam phát hiện ra ung thư gan là nhận án tử . Không phải vì trình độ điều trị ở Việt nam kém nguyên nhân là do người dân chúng ta chưa có ý thức khám tầm soát ung thư mà chỉ khi có dấu hiệu bệnh hoặc đau khi đó mới đi khám. Đến lúc này thì ung thư đã xâm lấn và di căn sang các vùng khác của cơ thể. Cơ hội điều trị bệnh gần như không còn nữa. Do đó chủ động khám tầm soát  ung thư ngay khi bạn đang khoẻ mạnh là cách tốt nhất để thoát án tử thần ung thư gan nói chung và ung thư gan nói riêng.
Chúng tôi rất hiểu tâm trạng lo lắng của bạn hiện nay. Tuy nhiên, các triệu chứng trên cũng không chắc chắn rằng liên quan tới ung thư gan, mà cũng có thể liên quan đến các bệnh lý về gan, hoặc đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, việc thăm khám là rất cần thiết bởi đó là các triệu chứng bất thường.



Siêu âm gan giúp phát hiện khối u bất thường tại gan.
Để khám ung thư gan, bạn có thể phải làm các xét nghiệm và các chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
+ Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa ung bướu: 300,000đ. Các bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi bệnh sử, các yếu tố liên quan, từ đó chỉ định cho người bệnh nên làm những xét nghiệm cần thiết giúp tìm ra nguyên nhân.
+ Siêu âm ổ bụng màu: 250,000đ. Mục đích là phát hiện khối u bất thường ở ổ bụng và gan.
+ Xét nghiệm máu tìm dấu ấn AFP: 200,000đ. Xét nghiệm này nhằm tìm kiếm sự hiện diện của AFP – một protein thường tăng cao ở phụ nữ mang thai và những người bị ung thư gan. (Ở trẻ em và những người khỏe mạnh, mức độ AFP rất thấp, chỉ dưới 40 mg/ lít.
Nếu trong quá trình thăm khám phát hiện có bất thường như khối u, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp khác bao gồm: Chụp cắt lớp vi tính (CT), sinh thiết gan, vv

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Những câu hỏi thường gặp về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư rất phổ biến ở nước ta. Điều này chưa có kết luận rõ ràng nhưng qua các con số thống kê cho thấy tỉ lệ ở nước ta mắc cao tương đương với một số nước có thói quen ăn uống tương đồng như Trung quốc, nhật bản, các nước châu á.
Một số câu hỏi rất thường được hỏi như:


Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính phát sinh trong dạ dày.
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính phát sinh trong dạ dày. Ung thư dạ dày có xu hướng phát triển chậm trong nhiều năm. Trước khi ung thư thực sự phát triển thường có những thay đổi trong niêm mạc dạ dày. Những thay đổi sớm hiếm khi gây ra các triệu chứng hoặc nếu có rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác và do vậy đa số mọi người đều chủ quan với bệnh.
 2. Ai dễ mắc ung thư dạ dày?
Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư dạ dày tuy nhiên những người nhiễm khuẩn HP, người trên 40 tuổi, có chế độ ăn uống thiếu khoa học, hút thuốc lá, béo phì, sử dụng rượu bia, có polyp dạ dày, nhóm máu A… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.


Chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, thịt chế biến ở nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
 3. Triệu chứng ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm không có các triệu chứng rõ ràng. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể thấy:
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Chán ăn, ăn nhanh no
  • Đau thượng vị
  • Khó chịu mơ hồ ở bụng
  • Ợ nóng, khó tiêu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sưng hoặc tích tụ chất lỏng ở bụng
 4. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày như thế nào?
Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào loại bệnh, giai đoạn bệnh, sức khỏe của bệnh nhân… Các phương pháp thường gặp là: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nhắm mục tiêu…

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư.
 5. Có thể phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư dạ dày không?
  • Phòng ngừa ung thư dạ dày: chưa có biện pháp ung thư dạ dày tuyệt đối nhưng một chế độ ăn uống khoa học, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, tập thể dục hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Phát hiện sớm ung thư dạ dày bằng tầm soát ung thư dạ dày: Tầm soát ung thư dạ dày nhằm phát hiện sớm những bất thường, tổn thương tiền ung thư tại dạ dày. Đối tượng được khuyến khích nên tầm soát ung thư dạ dày bao gồm: tất cả những người từ 40 tuổi trở lên; người dưới 40 tuổi nếu có gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày; người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày như: đau bụng âm ỉ vùng trên rốn hoặc không liên quan đến ăn uống, đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn và giảm cân bất thường…

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Ngày tết người bệnh ung thư nên ăn gì

Ngày tết là lúc mọi người xum họp. Đối với người bệnh ung thư ngày tết đôi khi tác động tiêu cực tới suy nghĩ của họ. Tết là lúc người ta xum họp đông đủ hạnh phúc còn mình thì mang căn bệnh tử thần không biết sống chết ra sao. Chính vì thế ngày tết là lúc người bệnh cần được chăm sóc cả về tinh thần và dinh dưỡng.

Tuy nhiên các món ăn ngày tết cổ truyền của người việt chúng ta không phù hợp với dinh dưỡng của người ung thư. Vậy hãy tham khảo ngày tết người ung thư nên ăn gì.

Theo PGS.TS.Thầy thuốc Nhân dân Đoàn Hữu Nghị – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, thực phẩm ngày Tết bao gồm các thực phẩm cao cấp như hải sản, đặc sản các món chiên xào, vv… thường chứa nhiều protein cao phân tử, gây khó tiêu hơn thức ăn ngày thường, mặc dù có thể khiến chúng ta ăn ngon hơn, khoái khẩu hơn. Tuy nhiên, khi những thức ăn này vào cơ thể, sẽ đòi hỏi lượng dịch tiêu hóa lớn hơn. Trong khi đó, ở người bình thường, lượng dịch tiêu hóa khoảng 5-6 lít dịch/ ngày. Nhưng ở người bệnh ung thư, con số này chỉ còn 1 nửa, gây trở ngại trong việc tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, người bệnh không nên ăn những món ăn này.
Các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh ung thư nên ăn thịt trắng hơn thịt đỏ, gia cầm hơn gia súc. Đứng đầu trong danh sách thịt gia cầm mà người bệnh nên ăn là thịt ngỗng, ngan, vịt, gà.
Người bệnh ung thư có nên ăn bánh chưng không?

Bánh chưng có đồ nếp gây khó tiêu cho người bệnh. Do vậy, người bệnh ung thư nên hạn chế ăn.
Theo bác sĩ Nghị, bánh chưng, xôi nếp có chứa đồ nếp, mỡ gây khó tiêu. Do vậy, người bệnh nên ăn ít hoặc không nên ăn.
Ngoài ra, các món chiên xào cũng nên hạn chế hoặc không nên ăn vì cũng gây khó tiêu.
Các món bệnh nhân ung thư nên ăn
Người bệnh ung thư nên ăn những món luộc, ninh, nấu.
  • Hoa quả
  • Nhiều rau xanh
  • Thực phẩm luộc, ninh, nấu là tốt nhất cho người bệnh ung thư